tìm hiểu về hoạt động túi khí

hoaiphan

Grandiser
Tham gia
20/11/14
Bài viết
21
Reaction score
7
Điểm thành tích
3
Age
47
Trước h mọi ng vẫn thường thắc mắc:

- vì sao trong nhiều TH tai nạn xảy ra, đầu xe thì bẹp dúm --> lúc bung, lúc ko
- tông trực diện cột điện / gốc cây --> lúc bung, lúc ko
- rúc gầm xe tải --> lúc bung, lúc ko
- rúc đầu vào tường --> lúc bung, lúc ko
- dồn toa --> ko bung
- lộn vòng --> ko bung
- vv....

và vô số TH khác đã từng xảy ra mà mọi ng vẫn thường tự nhủ là "chắc bị lỗi túi khí, hoặc ở VN xe ko đc triệu hồi để kiểm tra xử lý", từ đó nảy sinh tâm lý hoài nghi mơ hồ, bán tín bán nghi khi lái xe, ko biết xe mình có an toàn ko...

thông tin cung cấp dưới đây sẽ giúp các bác giải đáp phần nào thắc mắc của vấn đề bong bóng, từ đó cho thấy là: "crash cũng cần 1 nghệ thực & crasher cũng cần phải là 1 nghệ sĩ"

-----------

Cấu tạo - Nguyên lý hoạt động:

Túi khí là trang bị duy nhất trên xe hơi chỉ được sử dụng một lần, khi bắt đầu hoạt động cũng là lúc nó sẽ tự làm hỏng chính nó. Va chạm dù là chính diện hay bên sườn đều sẽ kích hoạt một loạt các cảm biến của xe bao gồm: cảm biến gia tốc, cảm biến va chạm, cảm biết áp suất sườn, cảm biến áp suất phanh, con quay hồi chuyển, cảm biến trên ghế.

Tất cả những cảm biến này đều kết nối tới bộ điều khiển túi khí ACU – bộ não đặc biệt của hệ thống túi khí. Khi nhận ra thời điểm triển khai hoạt động của túi khí hợp lý, ACU bắt đầu kích hoạt việc bơm phồng các túi khí.






Khi hệ thống khí nén dùng để làm căng phồng túi khí có vẻ không hiệu quả như mong muốn, các kĩ sư đã nảy ra ý tưởng khá hay, họ thiết kế hệ thống làm phồng túi khí dựa trên nguyên tắc làm việc của tên lửa đẩy. Mỗi túi khí kết hợp với một “thiết bị phóng” do hệ thống điện tử điều khiển nằm trong một lớp hỗn hợp gồm Natri, Kali Nitrate dễ cháy. Khi được kích hoạt bộ điều khiển sẽ làm cháy các hợp chất trên, việc đốt cháy sẽ tạo ra các phản ứng hoá học chuyển hoá hợp chất thành khí Natri, khí Hydro, Oxy lấp đầy phần túi khí nylon.

Nguyên lý hoạt động của túi khí về cơ bản khá đơn giản: Bộ điều khiển điện tử sẽ nhận tín hiệu từ các cảm biến để xác định gia tốc giảm dần của xe. Khi bộ điều khiển nhận được tín hiệu gia tốc giảm dần đủ lớn (bị va chạm) sẽ cung cấp dòng điện kích nổ túi khí tương ứng. Tốc độ nổ túi khí là rất nhanh (320km/h trong 0,01 - 0,04 giây), gấp 5 lần tốc độ chớp mắt trung bình của con người, nên sẽ tạo ra một túi đệm khí tránh cho phần đầu và ngực cửa hành khách va đập trực tiếp vào các phần cứng của xe.

Giai đoạn cuối cùng của túi khí sau khi bung là xẹp hơi, quá trình này cũng diễn ra ngay lập tức sau khi quá trình bơm phồng hoàn thành. Sau khi đã đỡ được hành khách khỏi va chạm, túi khí sẽ tự động xả hơi nhanh chóng để không làm kẹt hành khách trong xe. Lượng khí ga sẽ thoát ra ngoài thông qua các lỗ thông hơi trên bề mặt túi khí, điều này cũng giúp cho người bị tai nạn tránh được các chấn thương bởi các tác động lớn. Một hiệu ứng khác của việc xẹp là xuất hiện các hạt bụi, đó chủ yếu là… bột ngô và bột tan có tác dụng bôi trơn túi khí. Ban đầu, các hoá chất sử dụng trong túi khí bị e ngại ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, nhưng ngày nay nghi ngờ đó đã biết mất, hệ thống túi khí hiện tại gây ra vài kích ứng nhẹ ở cổ họng và mắt.




Vùng phân bổ lực:



Sự kích nổ túi khí phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản sau:

· Lực va đập của xe ( gây nên gia tốc giảm dần của xe)

· Vùng và hướng va đập (điểm và hướng va chạm xuất phát đầu tiên)

Trên hầu hết xe Ford và một số hãng xe khác, túi khí sẽ được kích nổ khi gia tốc giảm dần tối thiểu là 2 G (G: gia tốc trọng trường) hoặc lực va đập tối thiểu tương đương với trường hợp xe đạt tốc độ khoảng 25km/h va chạm trực diện vào bức tường bê tông cố định.

Ví dụ: Khi phanh là giảm tốc (gia tốc giảm dần). Giả sử, khi xe chạy ở tốc độ 120 km/giờ đạp phanh gấp cho xe dừng hẳn thì độ giảm tốc tối đa = 1,5 G như vậy độ giảm tốc 2 G để bung túi khí phải lớn hơn gia tốc giảm dần khi phanh gấp rất nhiều.

Do đó, trong một số trường hợp, sau khi bị tai nạn, vẻ ngoài xe trông bị hư hỏng rất nhiều nhưng túi khí không nổ vì gia tốc giảm dần của xe chưa đạt giới hạn cho phép để kích nổ túi khí. Với những trường hợp này, hệ thống dây đai an toàn đã đủ để giữ hành khách tránh khỏi những chấn thương nghiêm trọng.

Vì vậy, trong tất cả các hướng dẫn sử dụng của tất cả các hãng sản xuất xe đều yêu cầu hành khách luôn đeo dây đai an toàn khi ngồi trên xe. Đây cũng là luật lệ bắt buộc của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Dưới đây là một số hình ảnh mô tả một số trường hợp có thể kích nổ hoặc không kích nổ túi khí để mọi người dễ hiểu hơn.

Túi khí bung khi




Túi khí bị HẠN CHẾ kích hoạt (lúc bung lúc ko)




Túi khí ko bung




Túi khí & Seat-belt:

Trong các va chạm không đủ yếu tố để kích nổ túi khí, người lái và hành khách vẫn được bảo vệ tránh các chấn thương nghiêm trọng bằng hệ thống dây đai an toàn. Trong các va chạm đủ để kích nổ túi khí, dây đai an toàn cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phối hợp với hệ thống túi khí để bảo vệ an toàn cho hành khách. Luôn thắt dây đai an toàn khi ngồi trên xe.




Một số chú ý quan trọng khi sử dụng xe có trang bị túi khí: