- Tham gia
- 1/9/16
- Bài viết
- 56
- Reaction score
- 21
- Điểm thành tích
- 8
- Age
- 38
LỌC XĂNG ZIN
Lọc xăng là để lọc cặn, chất bẩn trong xăng, kể cả lọc muội than mòn từ cổ góp của bơm xăng, để bảo vệ béc phun không bị hư hỏng.
Chất liệu lọc xăng thường là sợi giấy cellulo được xử lý hóa chất sẽ bền bỉ trong môi trường xăng dầu, giữ lại cặn bẩn, cho phép xăng thẩm thấu qua lớp sợi giấy cellulo.
Lọc xăng xe grandis cấu tạo bằng 12 lớp sợi giấy cellulo cuộn chặt vừa phải (1 lớp giấy cấu tạo bằng 2 lớp bên ngoài và 1 lớp xếp ly hình ống bên trong và được ép keo dính 1 đầu ống xếp ly nằm bên dưới mục đích không để xăng chảy tự do qua, các ống xếp ly này sẽ giữ lại cặn bẩn. Xăng được bơm lên phía trên lọc xăng, dưới áp lực bơm thì xăng thẩm thấu qua các lớp sợi giấy cellulo từ trên xuống dưới vào ống xăng đi vào động cơ.
Xăng sau khi chưng cất từ dầu mỏ là không màu, không tạp chất, không cặn bẩn. Trước khi xăng được đưa ra thị trường, nhà sx sẽ pha thêm chất chỉ thị màu vào xăng để phân biệt xăng với dầu. Ở VN thì mỗi loại xăng sẽ có màu khác nhau để tránh gian lận . Xăng bị bẩn là do quá trình vận chuyển, lưu trữ, bảo quản không tốt. Chưa kể gió bụi trong không khí, mở nắp bình xăng mà gió ào cuốn bụi lên là bám cả mớ bụi vào miệng bình xăng. Chả dám chê xứ mình nhưng thực tế thì xăng dầu tới tay người tiêu dùng thì đã bị nhiễm “bẩn”.
Lọc xăng có dễ nghẹt không: 1. Khó nghẹt nếu đổ xăng sạch. 2. Dể nghẹt nếu đổ xăng bẩn, nhất là ở các cây xăng tư nhân nhỏ lẻ, vùng sâu vùng xa thì chả biết đâu mà lần: đã bẩn mà có khi lẫn cả nước do cắt quy trình cắt công đoạn lọc, cắt nước.
Xăng sạch thì thời gian sử dụng lọc xăng sẽ lâu hơn, đơn giản vậy thôi. Khuyến cáo là khuyến cáo chung nhưng tùy xe hoạt động ở môi trường nào. Hãng khuyến cáo thay lọc xăng ở mốc 60k km cho tất cả các thị trường, không phải là sau 60k km thì lọc sẽ hỏng, có phải cơm canh đâu mà hỏng. Cái hình lọc xăng xe mình chạy đến 150k km mới thay lọc (t7/2019) và chỉ đổ xăng ở cây xăng Petrolimex thì mới được như vậy (chưa nghẹt lọc). Lọc vứt 5 năm giờ mới mang ra cưa, lấy lỏi thử ngâm nước và ngâm xăng 2 ngày giấy không bở nở, ai nói lọc cũ để lâu năm thì nó hỏng thì chứng minh đi.
Nói đến lọc xăng tháo xe nội địa nhật: xăng ở nhật có tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và lưu trữ bảo quản. Nhìn cái lọc trắng vậy nhưng không thể nói là xe chạy ít, xe chạy ít thì chỉ có xe bị tai nạn. Xăng của họ sạch thì lỏi lọc sẽ ít bẩn (có xe chạy tới trên 360000km mới thay lọc). Nhưng mua đồ cũ thì hên xui, cái này cũng áp dụng đúng cho tất cả mọi đồ cũ (hên thì mua được của xe bị tai nạn, xe chạy ít mà hư này kia chủ xe đổi xe luôn. Xui thì mua trúng phụ tùng của cái xe quá bền chạy vài trăm ngàn km).
“Các thương gia” trừ thằng đầu nậu đồ hãng thì tất cả đều có bán đồ xịn, từng bán đồ nhái đồ giả (có thể do trình kém ko phân biệt được thật giả ), đã và đang có bán đồ cũ, cho nên đừng chê đồ cũ người khác bán là không xài được, chê như thế chẳng khác nào chê chính mình. Sợ nhất là phụ tùng “2nd hand của 2nd hand”.
Chốt lại 1 câu mua hàng tiền nào của đó (mà cũng chưa chắc đúng vì đâu có giá niêm yết như siêu thị ) đồ cũ có giá đồ cũ, đồ mới có giá đồ mới, mí thương gia bán đồ thì nên cam kết bảo hành cho người tiêu dùng an tâm chẳng hạn bao cứu hộ khi bán lọc xăng . Cá nhân mình là thằng biết chút chút kỹ thuật nhưng lại nghèo hèn nên vẫn dám chơi đồ cũ có lựa chọn, vẫn mua đồ after market, và cả đồ hãng tùy vào túi tiền và giá trị sử dụng. Còn ae chơi xe ko biết kỹ thuật thì nên chọn lọc hãng, lọc hàng thay thế after market có thương hiệu cho lành.
Ở đây mình không nói đến lọc giả, lọc nhái, lọc chợ. Tự ae đánh giá được.
P/S: Xứ thiên đường mình còn nghèo, đừng cố tỏ ra có tiềng lúc nào cũng thay đồ hãng cho cái xe 20 niên, tây nó cười cho thúi mũi bởi ở xứ giãy chít ô tô là phương tiện đi lại hàng ngày số lượng ô tô thì đông như quân nguyên. Tổng lượng xe ô tô trên toàn lãnh thổ xứ thiên đường chỉ khoảng 6.4 triệu bằng 1/12 Nhật, 1/45 Mẽo. Các phụ tùng after market có thương hiệu (555, Aisin, KYB, Denso, Masuma, JS Asakasi, Advis, MK, Brembo, NGK, KOYO, NSK, GMB, Osram, Bando, Mitsuboshi, Seiken, NOK... nhiều vô số kể) sản xuất ra bán ở đâu? Thị trường chính của họ là ở các nước giãy chít nhiều xe mấy pa ơi chớ không phải ở xứ thiêng đường, đâu phải tây lông nào cũng nhăm nhe thay đồ hãng, số lượng lớn vẫn thay đồ after market có thương hiệu ở các gara.
Lọc xăng là để lọc cặn, chất bẩn trong xăng, kể cả lọc muội than mòn từ cổ góp của bơm xăng, để bảo vệ béc phun không bị hư hỏng.
Chất liệu lọc xăng thường là sợi giấy cellulo được xử lý hóa chất sẽ bền bỉ trong môi trường xăng dầu, giữ lại cặn bẩn, cho phép xăng thẩm thấu qua lớp sợi giấy cellulo.
Lọc xăng xe grandis cấu tạo bằng 12 lớp sợi giấy cellulo cuộn chặt vừa phải (1 lớp giấy cấu tạo bằng 2 lớp bên ngoài và 1 lớp xếp ly hình ống bên trong và được ép keo dính 1 đầu ống xếp ly nằm bên dưới mục đích không để xăng chảy tự do qua, các ống xếp ly này sẽ giữ lại cặn bẩn. Xăng được bơm lên phía trên lọc xăng, dưới áp lực bơm thì xăng thẩm thấu qua các lớp sợi giấy cellulo từ trên xuống dưới vào ống xăng đi vào động cơ.
Xăng sau khi chưng cất từ dầu mỏ là không màu, không tạp chất, không cặn bẩn. Trước khi xăng được đưa ra thị trường, nhà sx sẽ pha thêm chất chỉ thị màu vào xăng để phân biệt xăng với dầu. Ở VN thì mỗi loại xăng sẽ có màu khác nhau để tránh gian lận . Xăng bị bẩn là do quá trình vận chuyển, lưu trữ, bảo quản không tốt. Chưa kể gió bụi trong không khí, mở nắp bình xăng mà gió ào cuốn bụi lên là bám cả mớ bụi vào miệng bình xăng. Chả dám chê xứ mình nhưng thực tế thì xăng dầu tới tay người tiêu dùng thì đã bị nhiễm “bẩn”.
Lọc xăng có dễ nghẹt không: 1. Khó nghẹt nếu đổ xăng sạch. 2. Dể nghẹt nếu đổ xăng bẩn, nhất là ở các cây xăng tư nhân nhỏ lẻ, vùng sâu vùng xa thì chả biết đâu mà lần: đã bẩn mà có khi lẫn cả nước do cắt quy trình cắt công đoạn lọc, cắt nước.
Xăng sạch thì thời gian sử dụng lọc xăng sẽ lâu hơn, đơn giản vậy thôi. Khuyến cáo là khuyến cáo chung nhưng tùy xe hoạt động ở môi trường nào. Hãng khuyến cáo thay lọc xăng ở mốc 60k km cho tất cả các thị trường, không phải là sau 60k km thì lọc sẽ hỏng, có phải cơm canh đâu mà hỏng. Cái hình lọc xăng xe mình chạy đến 150k km mới thay lọc (t7/2019) và chỉ đổ xăng ở cây xăng Petrolimex thì mới được như vậy (chưa nghẹt lọc). Lọc vứt 5 năm giờ mới mang ra cưa, lấy lỏi thử ngâm nước và ngâm xăng 2 ngày giấy không bở nở, ai nói lọc cũ để lâu năm thì nó hỏng thì chứng minh đi.
Nói đến lọc xăng tháo xe nội địa nhật: xăng ở nhật có tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và lưu trữ bảo quản. Nhìn cái lọc trắng vậy nhưng không thể nói là xe chạy ít, xe chạy ít thì chỉ có xe bị tai nạn. Xăng của họ sạch thì lỏi lọc sẽ ít bẩn (có xe chạy tới trên 360000km mới thay lọc). Nhưng mua đồ cũ thì hên xui, cái này cũng áp dụng đúng cho tất cả mọi đồ cũ (hên thì mua được của xe bị tai nạn, xe chạy ít mà hư này kia chủ xe đổi xe luôn. Xui thì mua trúng phụ tùng của cái xe quá bền chạy vài trăm ngàn km).
“Các thương gia” trừ thằng đầu nậu đồ hãng thì tất cả đều có bán đồ xịn, từng bán đồ nhái đồ giả (có thể do trình kém ko phân biệt được thật giả ), đã và đang có bán đồ cũ, cho nên đừng chê đồ cũ người khác bán là không xài được, chê như thế chẳng khác nào chê chính mình. Sợ nhất là phụ tùng “2nd hand của 2nd hand”.
Chốt lại 1 câu mua hàng tiền nào của đó (mà cũng chưa chắc đúng vì đâu có giá niêm yết như siêu thị ) đồ cũ có giá đồ cũ, đồ mới có giá đồ mới, mí thương gia bán đồ thì nên cam kết bảo hành cho người tiêu dùng an tâm chẳng hạn bao cứu hộ khi bán lọc xăng . Cá nhân mình là thằng biết chút chút kỹ thuật nhưng lại nghèo hèn nên vẫn dám chơi đồ cũ có lựa chọn, vẫn mua đồ after market, và cả đồ hãng tùy vào túi tiền và giá trị sử dụng. Còn ae chơi xe ko biết kỹ thuật thì nên chọn lọc hãng, lọc hàng thay thế after market có thương hiệu cho lành.
Ở đây mình không nói đến lọc giả, lọc nhái, lọc chợ. Tự ae đánh giá được.
P/S: Xứ thiên đường mình còn nghèo, đừng cố tỏ ra có tiềng lúc nào cũng thay đồ hãng cho cái xe 20 niên, tây nó cười cho thúi mũi bởi ở xứ giãy chít ô tô là phương tiện đi lại hàng ngày số lượng ô tô thì đông như quân nguyên. Tổng lượng xe ô tô trên toàn lãnh thổ xứ thiên đường chỉ khoảng 6.4 triệu bằng 1/12 Nhật, 1/45 Mẽo. Các phụ tùng after market có thương hiệu (555, Aisin, KYB, Denso, Masuma, JS Asakasi, Advis, MK, Brembo, NGK, KOYO, NSK, GMB, Osram, Bando, Mitsuboshi, Seiken, NOK... nhiều vô số kể) sản xuất ra bán ở đâu? Thị trường chính của họ là ở các nước giãy chít nhiều xe mấy pa ơi chớ không phải ở xứ thiêng đường, đâu phải tây lông nào cũng nhăm nhe thay đồ hãng, số lượng lớn vẫn thay đồ after market có thương hiệu ở các gara.